Chú thích Trần Văn Đôn

  1. Gia đình tướng Đôn có 2 Quốc tịch Việt và Pháp. Từ cha của ông đến anh em ông, trai cũng như gái, đều có tên là Trần Văn Đôn, chỉ phân biệt ở tên đặt theo Quốc tịch Pháp.
  2. Về sau đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.
  3. Trong tổng số 10 sĩ quan người Việt xuất thân từ trường Võ bị Tông Sơn Tây, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Cấp Trung tướng: Trần Văn Đôn, Thái Quang Hoàng, Linh Quang Viên, Nguyễn Văn Vỹ, Trần Văn MinhNguyễn Văn Là. Cấp Thiếu tướng: Nguyễn Văn VậnTrần Tử Oai. Cấp Đại tá: Đặng Đình Đán (Sinh năm 1918 tại Hà Nội. Chức vụ sau cùng: Cục trưởng Cục Chính huấn, giải ngũ năm 1968) và Hoàng Văn Tỷ (Sinh năm 1919 tại Lạng Sơn. Chức vụ sau cùng: Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn, giải ngũ năm 1970).
  4. Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989, tr. 27.
  5. Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989, tr. 173.
  6. Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989, tr. 209.
  7. Trong phái đoàn quân sự công du Thái Lan ngày 14 tháng 1 năm 1964 còn có các sĩ quan cao cấp: Trung tướng Tôn Thất Đính (Tổng trưởng An ninh) và các Đại tá Nguyễn Cao Kỳ (Tư lệnh Không quân), Chung Tấn Cang (Tư lệnh Hải quân), Nguyễn Văn Chuân (Giám đốc Nha Chiến tranh Chính trị).
  8. Đại tá Trần Thanh Bền, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Nguyên Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia.
  9. Đại tá Nguyễn Mộng Bích, nguyên Giám đốc Nha Quân pháp.
  10. Đại tá Lê Văn Nhiêu, nguyên Ủy viên trong Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương.
  11. Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài
  12. Đại tá Nguyễn Hữu Bầu sinh năm 1931 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  13. Đại tá Nguyễn Văn Khải sinh năm 1931 tại Bạc liêu, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  14. Đại tá Nguyễn Thành Chí sinh năm 1928 tại Tân An (Long An), tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  15. Đại tá Chung Minh Kiến sinh năm 1927 tại Thủ Dầu Một, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  16. Đại tá Trần Văn Trọng sinh năm 1929 tại Rạch Giá, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức, là Nhạc sĩ tân nhạc với nghệ danh Anh Việt
  17. Đại tá Dư Thanh Nhựt sinh năm 1833 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  18. Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989, tr. 478.
  19. 1 2 Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989, tr. 479.
  20. Larry Berman, Perfect Spy, 2007, p. 221 - 224.
  21. Ông Lý Tường Quan người thứ 2 trong 4 người giàu có nhất (tứ đại gia) thời bấy giờ ở miền Nam Kỳ Lục tỉnh vào cuối thế kỷ 19, được nhân gian truyền tụng qua câu: Nhất Sĩ, Nhì Xường, Tam Phương, Tứ Hỏa.
    -Nhất Sĩ, còn gọi là Ông Huyện Sĩ (tức Cụ Philippe Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu)
    -Nhì Xường, còn gọi là ông Bá hộ Xường (tức cụ Lý Thành Nguyên, tên thật là Lý Tường Quan, quê ở Chợ Lớn)
    -Tam Phương, còn gọi là ông Tổng đốc Phương (tức cụ Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, Tổng đốc Chợ Lớn)
    -Tứ Hỏa còn có tên La tinh là Jean Baptiste Hui Bon Hoa (Huỳnh Bồn Hỏa có tên chữ Việt là Huỳnh Văn Hoa, một thương gia nổi tiếng giàu có ở Chợ Lớn).